Trẻ sốt mọc răng nên làm gì | 2BacSi

Trẻ sốt mọc răng nên làm gì? Khi thấy trẻ sốt do mọc rằng phụ huynh không cần quá lo lắng chỉ cần biết cách giữ thân nhiệt, vệ sinh và bổ sung dinh dưỡng đúng cách là bé sẽ không sao đâu - 2Bacsi.

Mọc răng là giai đoạn khá quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, nó đánh dấu sự "lớn khôn" của cơ thể trẻ để dần thích nghi với môi trường. Tuy nhiên, trẻ sốt mọc răng quấy khóc đêm nhiều ngày khiến cho các mẹ phải lo lắng. Vậy làm thế nào để giúp bé mọc răng nhưng không đau, không quấy khóc đêm, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Khi mọc răng trẻ thường sốt, khó chịu và quấy khóc nhiều. Sau đó, các triệu chứng có thể tự khỏi khi răng bé nhú lên. Mẹ cần chú ý vệ sinh răng miệng và tìm cách hạ sốt cho trẻ.

Bé mấy tháng tuổi thì mọc răng?

  • Trẻ sơ sinh mới chào đời không có răng trong miệng, trung bình đến tháng thứ 6, trẻ bắt đầu chiếc răng đầu tiên, 12 tháng có khoảng 6 răng và đến 24 tháng sẽ đầy đủ một hàm răng sữa gồm 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới.
  • Thời gian mọc răng của bé khác nhau về thể chất, một số bé 4,5 tháng đã mọc răng, nhưng cũng có nhiều bé được khoảng 1 tuổi mời bắt đầu xuất hiện chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên, mẹ đừng lo lắng, trẻ chỉ cần mọc răng trong vòng 1 năm đầu đời thì vẫn hoàn toàn phát triển bình thường.

Trẻ sốt mọc răng có biểu hiện gì?

Trẻ sốt khi mọc răng, thân nhiệt thường ở mức 38-38,5 °C, một số trường hợp sốt cao là do tiến triển bệnh cấp tính gây viêm quanh thân răng hoặc áp xe quanh thân răng. Do vậy, trẻ sốt mọc răng và sốt thường hoàn toàn khác nhau.

Ngoài ra, trường hợp sốt cao hơn 39 độ không nên quy kết cho bất cứ vấn đề gì về răng, bao gồm mọc răng.

Trẻ mọc răng có thể sốt hoặc không sốt. Phần lớn, trẻ sốt trong quá trình mọc răng là do viêm lợi. Trẻ sốt mọc răng thường có những triệu chứng sau:

– Chảy nước dãi: Mốc răng sẽ kích thích nước dãi chảy ra nhiều hơn. Mẹ có thể quan sát dấu hiệu này từ tháng thứ 5 của con.

– Cằm và mặt bị nổi mẩn: Khi bé chảy nước dãi sẽ khiến lượng nước tiếp xúc quanh miệng, da mặt và cổ gây nổi mẩn đỏ. Do vậy, mẹ nên chú ý lau sạch nước dãi và bôi kem dưỡng ẩm hoặc chống hăm cho bé.

– Ho: Mẹ đừng vội tưởng con ho là do cảm nhé. Việc có nhiều nước dãi trong miệng khiến bé sẽ khó chịu gây ho sặc. Khi có những cơn ho sẽ kèm sốt, sổ mũi.

– Thường xuyên nhai cắn: Những mầm răng sẽ gây áp lực lên nướu khiến con muốn gặm bất cứ cái gì.

– Hay cáu gắt và quấy khóc.

Sốt nhẹ, đau lợi khi mọc răng làm cho bé quấy khóc hơn bình thường, do đó các mẹ cần có hướng chăm sóc bé đúng cách và có chế độ dinh dưỡng tốt cho bé.

Lưu ý khi nhầm sốt mọc răng với sốt bệnh

  • Nếu bé sốt do mọc răng, bé sẽ bị sốt nhẹ trong vòng vài ngày. Kèm theo các dấu hiệu mọc răng ở trẻ.
  • Nếu bé bị sốt cao liên tục, nôn mửa có thể bé bị một bệnh khác chứ không phải do mọc răng. Cần đưa bé đến ngay bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tại sao trẻ sốt mọc răng quấy khóc đêm?

Trẻ sốt mọc răng thường hay quấy khóc đêm thường diễn ra phổ biến ở mọi trẻ nhỏ. Việc này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà lâu dài ảnh hưởng đến tâm lý của bé khiến mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do:

– Khi trẻ mọc răng, mầm răng từ bên dưới nhú lên gây rách màng lợi khiến bé cảm thấy khó chịu, đau rát. Đặc biệt với những chiếc răng đầu tiên mọc là đau nhất do bé chưa quen với cảm giác này nên sẽ sốt và quấy khóc nhiều.

– Trẻ mọc răng bị sốt, sưng nướu khiến bé khó ngủ, nửa đêm hay giật mình do cảm giác đau đột ngột xuất hiện.

– Bé gặp vấn đề về đường tiêu hóa khi mọc răng: Trước và trong quá trình mọc răng bé sẽ thường bị tiêu chảy, không chịu ăn. Nên việc quấy khóc về đêm là điều không thể tránh khỏi.

Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường khi mọc răng ở trẻ như sốt và kèm theo các dấu hiệu như khó thở, phát ban, co giật,… mẹ hãy đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu không kịp điều trị, bé sẽ có nguy hiểm về sức khỏe như rối loạn thần kinh, chậm phát triển trí tuệ,…

Thông thường, trong khoảng 2 – 3 ngày cho đến khi chiếc răng nhú lên cũng chính là thời điểm các dấu hiệu trên sẽ giảm dần.

Xem thêm: Hạ sốt cho trẻ tại nhà hiệu quả bằng phương pháp dân gian

Làm gì khi bé mọc răng không đau?

1. Chế độ dinh dưỡng cho bé

Khi trẻ mọc răng, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho bé. Mẹ chỉ nên cho bé ăn thức ăn mềm, không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

– Bổ sung thêm thực phẩm có chứa nhiều canxi.

– Xay nhuyễn thức ăn cho bé dễ nuốt.

– Cho bé ăn sữa chua, chuối, rau xanh để giúp lợi của bé bớt sưng.

– Nên đa dạng thức ăn giúp trẻ không bị chán, hạn chế dầu mỡ, tránh ăn các loại đồ uống có ga, bánh kẹo, thực phẩm đóng hộp,…

2. Chăm sóc bé mọc răng bị sốt đúng cách

Sốt do mọc răng là phản ứng tự nhiên ở hầu hết trẻ, dần dần khi cơ thể bé quen dần thì dấu hiệu sốt sẽ bớt. Để trẻ quên đi cảm giác đau, khó chịu, mẹ hãy áp dụng các cách dưới đây:

  • Cho con tắm nước ấm: Mẹ hãy chuẩn bị nước ấm để bé tắm. Trong quá trình tắm, kết hợp massage cho bé thư giãn. Điều này sẽ giúp bé lấy lại tinh thần và quên đi cơn đau.
  • Làm lạnh đồ chơi cho bé: Có một số đồ chơi dành cho bé sắp mọc răng. Mẹ hãy bỏ chúng vào tủ lạnh 10 phút rồi cho bé cầm, lúc này cảm giác lạnh như một liều thuốc tê giúp bé thích thú.
  • Cho bé ngậm núm ti lạnh: Nếu mẹ còn cho bé bú thì lúc này do ngứa nướu bé sẽ cắn núm vú khiến mẹ đau. Vì thế, mẹ hãy đổ nước lạnh vào bình sữa để bé muốn làm gì làm với núm ti giả. Việc ngậm ti lạnh sẽ góp phần làm dịu cơn khó chịu của bé. Mẹ yên tâm bé sẽ không uống quá nhiều nước trong bình đâu.
  • Để cải thiện tình trạng trẻ sốt mọc răng vào ban đêm, mẹ hãy lấy nước ấm lau vào vùng trán, nách, bẹn, tay chân bé. Điều này giúp cơ thể bé được hạ nhiệt và làm bé thoải mái hơn.
  • Mẹ không nên cho trẻ bú đêm nếu bé đã ăn dặm, chỉ cần cho trẻ ăn no trước khi ngủ. Vì nếu bú đêm là điều kiện để cho vi khuẩn dễ dàng tấn công nướu lợi gây tổn thương nếu không được vệ sinh núm vú hoặc bình.
  • Bánh ăn dặm cho bé: loại bánh này có bán trong các cửa hàng và siêu thị chuyên dành cho bé. Loại bánh này mềm ra khi kết hợp với nước bọt của bé. Hầu hết bánh ăn dặm cho bé mọc răng có chứa rất ít đường và không có chất bảo quản.
  • Giữ vệ sinh răng miệng cho bé: cho bé uống nước lọc sau khi ăn, lau bằng khăn mềm, chải răng cho bé, làm thường xuyên và nhiều lần trong ngày.
  • Không để bé tiếp xúc với những đồ chơi vuông thành sắc cạnh, vì có thể bé sẽ "nhai" làm tổn thương đến lợi.
  • Cho bé ăn chuối xắt lát lạnh, giúp lợi của bé được xoa dịu, giảm sưng. Và khi cảm thấy dễ chịu bé sẽ không quấy phá và hạ sốt.
  • Khi bé sốt bạn có thể lau người cho bé bằng nước ấm vì nước lạnh hay nóng quá đều có thể làm tình trạng của bé tệ hơn. Nước ấm sẽ giúp cơ thể thoát nhiệt, giảm sốt nhanh hơn. Mặc cho bé những trang phục thoải mái và thoáng để nhiệt có thể thoát ra.
  • Uống thuốc giảm đau theo đơn bác sĩ
  • Nếu bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.

Để giảm tình trạng đau khi mọc răng ở trẻ, mẹ hãy lấy một ít lá hẹ đem rửa sạch rồi cắt nhỏ xay nhuyễn lấy nước cốt cho bé uống. Lá hẹ có tác dụng giảm đau nhức răng, kháng viêm, diệt khuẩn,…

Trên đây là những thông tin khi trẻ mọc răng sốt quấy khóc đêm cung cấp cho các mẹ để hiểu hơn về tình trạng của con mình. Hãy chăm sóc trẻ đúng cách để trẻ phát triển toàn diện.

2Bacsi Tổng hợp - Trẻ sốt mọc răng nên làm gì ?

Tham khảo từ nhiều nguồn !

Theo 2Bacsi.Postach.io