Hạ sốt cho trẻ tại nhà hiệu quả bằng phương pháp dân gian | 2BacSi

Chia sẻ các cách hạ sốt cho trẻ tại nhà hiệu quả nhất. Bài viết 2BacSi tổng hợp 15 phương pháp hạ sốt cho trẻ bằng dân gian, 7 cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng. Mời bạn theo dõi !

Khi trẻ bị sốt nhẹ mẹ có thể hạ sốt nhanh, an toàn cho trẻ bằng phương pháp dân gian tại nhà như: hạ sốt bằng lá bạc hà, đắp chanh tươi, khoai tây hoặc massage cho trẻ bằng dâu ô liu, dầu tràm,…

Trẻ bị sốt do nhiều nguyên nhân: thời tiết thay đổi, sau khi tiêm chủng hoặc nguy hiểm hơn có thể do bị viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết,… những trường hợp này cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Những nguyên nhân trẻ hay sốt

  1. Sốt thông thường:
    • Thời tiết thay đổi nóng, lạnh bất thường, cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi và bị vi khuẩn, virus tấn công khiến bé nóng sốt.
    • Trời nóng, trẻ nghịch và đổ nhiều mồ hôi nhưng không kịp lau khô dẫn tới cảm lạnh, sốt.
    • Nếu trong 6 tháng đầu trẻ bị sốt, nguyên nhân do kháng thể cơ thể mẹ truyền cho, đặc biệt trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Trên 6 tháng, trẻ bị sốt có thể do sức đề kháng giảm sút…
    • Trẻ sốt có thể do chủng ngừa như ho gà, uốn ván hoặc sốt do khối u ác tính, hầu hết các bệnh này đều khiến cơ thể trẻ nóng sốt về đêm hơn ban ngày.
  2. Sốt do các bệnh nguy hiểm:
    • Nếu bé bị sốt cao về đêm, sốt kéo dài mẹ cần nghĩ ngay đến việc trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc các bệnh liên quan tới tai mũi họng. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm ở trẻ em mẹ tuyệt đối không được chủ quan.
    • Sốt xuất huyết: Mẹ cần theo dõi trẻ có nổi các ban đỏ ở phần mắt kéo dài xuống mũi không, nếu có nghĩa là con đã bị sốt xuất huyết. Hiện tượng này cũng thường sốt nhiều về chiếu tối và ban đêm, kéo dài trên 3 ngày.
Xem thêm:

Cách hạ sốt nhanh cho bé tại nhà HIỆU QUẢ NHẤT

4 cách hạ sốt nhanh cho bé tại nhà

Thông thường, người ta chẩn đoán sốt qua việc xác định nhiệt độ trên cơ thể. Bạn có thể đo nhiệt độ của bé bằng cách sử dụng nhiệt kế. Nếu trẻ có nhiệt độ trên 37 độ C thì bạn cần phải hạ sốt nhanh cho trẻ. Sau đây là những cách mẹ có thể áp dụng tại nhà hiệu quả nhất:

1/ Hạ nhiệt nhanh cho trẻ

  • Sử dụng rau dấp cá hoặc nhọ nồi, giã nát và dùng khăn quấn vào trán hoặc lòng bàn chân để làm mát cho bé.
  • Ngoài ra bố mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc để hạ sốt cho bé dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, chẳng hạn như:
    • Acetaminophen (Tylenol và Tempra cho trẻ em) và ibuprofen (Advil trẻ em, Motrin trẻ em) được sử dụng để giảm sốt. Nên sử dụng thuốc ít nhất 24h để các cơn sốt không quay trở lại.
    • Không sử dụng thuốc aspirin để điều trị sốt ở trẻ em, đặc biệt là cho một cơn sốt có liên quan đến bệnh thủy đậu hoặc nhiễm trùng do virus khác. Aspirin có thể gây suy gan ở một số trẻ.
  • Nếu trẻ sốt không chịu uống thuốc, mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt nhét vào hậu môn để bé mau hạ sốt.

2/ Bổ sung nước khi trẻ bị sốt

  • Khi bị sốt, cơ thể bé dễ mất nước ở da và phổi. Hãy khuyến khích trẻ uống nước lọc (nói không với caffein).
  • Ngoài ra, các mẹ cũng có thể chế biến món súp gà để giữ nước cho bé.

3/ Chọn quần áo mát mẽ cho bé

  • Mặc nhiều quần áo hay đắp chăn quá ấm có thể khiến thân nhiệt tăng nhanh. Tuy nhiên, mặc quần áo mỏng lại có thể khiến cơ thể bạn bị nhiễm lạnh, buộc cơ thể phải sản sinh nhiều nhiệt.
  • Vì vậy bạn nên lựa chọn quần áo tùy theo nhiệt độ xung quanh, và chúng cần phải thông thoáng, thoải mái giúp khí huyết dễ lưu thông.

4/ Chờm khăn hoặc cho trẻ tắm với nước ấm

  • Mẹ nên dùng khăn chườm ấm tại nách, trán, cổ hoặc lấy một chiếc khăn ấm lau qua người cho bé.
  • Thay vì chườm mát với nước ấm, mẹ cũng có thể hạ sốt nhanh cho trẻ bằng cách cho con tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm khoảng 5-10 phút. Không được dùng nước lạnh vì sẽ khiến con rét run và sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại biên. Mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu oải hương để tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ.

Kinh nghiệm hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp dân gian

Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ nghĩ ngay tới việc dùng thuốc để hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, nếu bé sốt nhẹ trước khi dùng thuốc viên, mẹ hãy thử qua những cách hạ sốt theo dân gian dưới đây nhé.

1. Hạ sốt cho trẻ bằng lá bạc hà

  • Lá bạc hà có tác dụng hạ thân nhiệt, giúp trẻ mau giảm sốt trong thời gian nhanh nhất.
  • Mẹ chỉ cần cho 5g lá bạc hà đã xay nhuyễn vào 200ml nước ấm + một chút mật ong. Cho con uống từ 3 – 4 lần để cơ thể nhanh phục hồi.

2. Nêm bột nghệ vào các món ăn

  • Trong nghệ chứa hợp chất curcumin – chống virút, kháng khuẩn cực hiệu quả. Đó là lí do mẹ nên tận dụng nghệ, gia vị trong nhà bếp này để chữa cảm sốt cho con.
  • Cách làm như sau: mẹ trộn 1/2 muỗng bột nghệ + 1/2 muỗng bột tiêu đen và 200ml sữa nóng. Cho trẻ uống 2 lần/ngày (phương pháp này chỉ áp dụng cho trẻ 10 tuổi trở lên).

3. Đắp chanh tươi

  • Đây là phương pháp áp dụng cho những trẻ bị sốt từ 38 độ và cần phải hạ sốt nhanh.
  • Cách hạ sốt này rất đơn giản, mẹ cắt chanh thành những lát mỏng, đắp lên trán, khủy tay, chân và dọc sống lưng để trẻ nhanh hạ sốt.
  • Mẹ nên lưu ý, không nên đắp chanh lên vùng da bị xước, tổn thương vì có thể khiến bé bị ngứa và xót nhé.

4. Cho trẻ uống nước rau húng quế

  • Rau húng quế không chỉ là rau thơm ăn kèm với nhiều món ngon mà còn là vị thuốc quý trong Đông y với tác dụng an thần, giảm strees, cảm sốt, trầm cảm hiệu quả.
  • Cách thực hiện như sau: Đun sôi 20 lá rau húng quế + 1 thìa cafe gừng băm + 200ml nước. Đun tới khi chỉ còn 1 bát nước nhỏ, cho thêm chút mật ong, đảo đều, tắt bếp. Sau đó, cho trẻ uống từ 2 – 3 lần/ngày. Uống liên tục như vậy trong 3 ngày, triệu chứng cảm sốt của trẻ sẽ nhanh chóng chấm dứt.

5. Hạ sốt cho trẻ bằng khoai tây

  • Cách hạ sốt bằng khoai tây có thể khiến mẹ ngạc nhiên vì chúng rất hiệu quả mà lại đơn giản.
  • Mẹ chỉ cần thái khoai tây thành những lát mỏng, sau đó ngâm trong giấm 10 phút và đắp lên trán + 1 chiếc khăn lên trên. Khoảng 20 phút sau mẹ bỏ khoai tây ra khỏi trán của trẻ và sẽ thấy hiệu quả tức thì.

6. Tắm nước tinh dầu oải hương hoặc tinh dầu tràm

  • Một cách hạ sốt an toàn và hiệu quả khác là tắm cho trẻ với tinh dầu oải hương hoặc tinh dầu tràm. Hai tinh dầu này có tác dụng thông mũi, giảm sốt, giữ ấm cho cơ thể, phòng tránh cảm lạnh.
  • Ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ, mẹ cho trẻ tắm với nước ấm, nhỏ vài giọt tinh dầu và tắm trong phòng kín. Tắm xong, mẹ lau khô, mặc quần áo, cho trẻ nằm hoặc chơi nơi thông thoáng, ít giò lùa. Như vậy, trẻ sẽ nhanh hạ sốt mà không cần thuốc.

7. Hạ sốt bằng lòng trắng trứng

  • Với những trẻ dưới 1 tuổi, áp dụng cách này rất hiệu quả và an toàn.
  • Mẹ chỉ cần ngâm tất của bé trong lòng trắng trứng và xỏ chúng vào chân. Đợi đến khi tất khô, bạn lại lặp lại quy trình. Làm liên tục khoảng 10 lần, mẹ sẽ thấy bé hạ sốt nhanh chóng từ 10 phút – 1 tiếng.

8. Ăn kem giúp giải nhiệt cho trẻ trên 10 tuổi

  • Áp dụng cách này với trẻ từ 10 tuổi trở lên sẽ rất hiệu quả mẹ nhé. Đây cũng là cách mà các mẹ Tây đang thực hiện và khá thành công.
  • Mẹ chỉ cần thấy trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ, ngay lập tức cho trẻ ăn một que kem lạnh. Kem sẽ giúp cơ thể hạ nhiệt, làm mát nhanh chóng và dễ ăn, ngon miệng.
  • Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn 1 que kem vì ăn quá nhiều có thể khiến con bị đau bụng, lạnh bụng và viêm họng.

9. Massage bằng lô hội giúp trẻ hạ sốt nhanh

  • Lô hội không chỉ có tác dụng làm đẹp với chị em mà còn có tác dụng hạ sốt rất nhanh cho trẻ nhỏ.
  • Mẹ sử dụng chất nhờn bên trong của lá lô hội, sau đó bôi nhẹ lên cơ thể trẻ ở phần bàn chân, tay hoặc trán, lưng. Sau đó massage nhẹ nhàng. Chất nhờn sẽ mang lại cảm giác dễ chịu, mát lạnh giúp thân nhiệt trẻ mau hạ và nhanh chóng hết sốt.

10. Massage bằng trà hoa cúc giúp bé mau giảm nhiệt

  • Để cơn sốt nhanh hạ, mẹ cũng có thể massage bằng trà hoa cúc cho trẻ. Hương thơm dịu nhẹ từ trà, những động tác massage nhẹ nhàng từ mẹ sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
  • Cách làm như sau, mẹ pha một ấm trà hoa cúc, sau đó nhúng tay vào nước và đặt nhẹ nhàng lên ngực bé, xoa bóp toàn bộ cơ thể bé, vuốt dọc tay chân, hông, vai để cơ thể bé giảm đau nhức, mỏi. Làm liên tục như vậy khoảng 3 lần giúp cơ thể bé mau giảm nhiệt, giảm đau nhức.

11. Massage bằng dầu oliu

  • Cách thực hiện này được áp dụng với trẻ dưới 2 tuổi vì an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
  • Trước tiên, mẹ xoa bóp cơ thể bé bằng dầu oliu trước khi đi ngủ. Sau khi xoa bóp xong mẹ lấy khăn ấm lau sạch cơ thể, mặc quần áo bằng chất liệu cotton thoáng mát, mềm để cơ thể bé có thể thoát được mồ hôi, không bí bách.
  • Sáng sớm, mẹ nên tắm bằng nước ấm với gừng hoặc tinh dầu. Nhờ vậy, bé sẽ cảm thấy cơ thể mát mẻ, dễ chịu.

12. Cho trẻ ăn đồ ăn lỏng, uống nước ấm

  • Để con nhanh chóng hạ sốt, mẹ cũng không quên việc bổ sung dinh dưỡng và cho con uống nhiều nước.
  • Khi bị sốt, cơ thể ra mồ hôi nên rất dễ dẫn tới kiệt sức, mất nước, mắt, miệng khô. Mẹ cần phải cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng để dễ tiêu và uống nhiều nước ấm hơn bình thường.
  • Lưu ý, uống nước ấm để bổ sung nước, giúp cơ thể thải độc, nhanh hạ sốt. Mẹ không cho trẻ uống nước quá nóng gây bỏng miệng hoặc lạnh gây đau răng hoặc lạnh bụng.

13. Dùng tất ướt

  • Mẹ chọn một chiếc tất nhỏ, dài, sau đó nhúng vào nước ấm, vắt khô và quấn vào cổ chân, bàn chân bé. Khi thấy tất ướt lạnh, mẹ lại lặp lại quy trình và làm liên tục tới khi cơ thể bé hạ nhiệt thì dừng lại.
  • Ban đầu, bé có thể hơi khó chịu, nhưng cảm giác mát lạnh bàn chân và cơ thể dễ chịu hơn sẽ giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu và đánh bay cơn sốt.

14. Đắp lá diếp cá, lá bỏng, hoặc ngải cứu

  • Đây đều là các vị thuốc trong Đông y có tác dụng giải cảm, giúp lưu thông máu.
  • Mẹ chỉ cần giã nhỏ một trong các loại lá đó và đắp lên trán trẻ, dùng miếng vải bọc lại. Để khoảng nửa tiếng bỏ ra, lấy nước ấm lau sạch trán. Cách làm này giúp trẻ nhanh hạ nhiệt mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Áp dụng được cho trẻ sơ sinh.

15. Chườm trán bằng lá na

  • Theo Đông y, quả na là một loại quả chữa bệnh tuyệt vời. Nếu ruột na có vị ngọt, chua, tính ấm, tác dụng tiêu đờm; hạt na thanh can, giải nhiệt, sát trùng thì lá na có tác dụng trong việc trị sốt rét lâu ngày, rất thích hợp trong việc điều trị cảm sốt ở trẻ.
  • Mẹ chỉ cần giã lá na, quấn vào một chiếc khăn xô và chườm trán cho bé nhiều lần tới khi bé hạ sốt thì thôi.

Những lưu ý khi hạ sốt cho trẻ bằng kinh nghiệm dân gian

  • Lưu ý những phương pháp trên chỉ áp dụng với những trẻ sốt nhẹ, trường hợp trẻ sốt cao cần nhanh chóng dùng thuốc hạ sốt và mang trẻ đi bệnh viện ngay nếu có triệu chứng co giật.
  • Khi trẻ sốt mẹ không nên ủ ấm trẻ, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, cho trẻ uống nhiều nước, ăn các thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa…

7 cách hạ sốt, giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng hiệu quả nhất

Để hạ sốt, giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng mẹ có thể: chườm đá vào chỗ tiêm, cho trẻ bú nhiều hơn hoặc có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ,…


Tiêm chủng có vai trò rất quan trọng đối với trẻ, nhưng những cơn đau sau khi tiêm chủng có thể khiến bé khó chịu trong thời gian dài. Tuy nhiên, có rất nhiều cách bạn có thể làm để giúp bé dễ chịu hơn sau khi tiêm phòng.

Việc trẻ bị đau, sốt sau khi tiêm chủng thường khiến mẹ sốt ruột, lo lắng. Dưới đây là 1 số giải pháp mà các mẹ có thể áp dụng để giúp con giảm bớt cơn đau:

1. Thêm một chút đường

  • Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng đường có thể giúp giảm cảm giác đau nhói khi tiêm vaccine. Đường đặc biệt sẽ hữu ích đối với trẻ em dưới 6 tháng.
  • Mẹ có thể thử cho trẻ uống một chút nước đường trước khi tiêm hoặc nhúng núm vú vào dung dịch nước đường và để trẻ ngậm trong khi tiêm chủng.

2. Chườm túi nước đá lên chỗ tiêm

  • Ngay sau khi bé được tiêm chủng, chỗ tiêm có thể sưng lên gây đau và khó chịu. Để giảm đau, bạn nên lấy 1 túi đá chườm nhẹ nhàng lên. Điều này sẽ giúp bé hết đau và làm dịu vết tấy.
  • Để thực hiện đúng cách, đầu tiên bạn chà đá lên lòng bàn tay của mình, sau đó vỗ nhẹ vào chỗ tiêm của bé. Khi bé cảm thấy thoải mái hơn với cảm giác lạnh thì đặt đá trong 1 miếng vải sạch và chườm lên khu vực tiêm.
  • Thực hiện ít nhất 2-3 lần trong ngày.

3. Thuốc giảm đau

  • Nếu bạn nhận thấy bé bị đau đến mức cáu kỉnh và không ăn uống, hãy thử cho bé uống thuốc giảm đau. Nhưng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
  • Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ kê toa thuốc paracetamol để xoa dịu những cơn đau. Nhưng hãy nhớ đừng lạm dụng nó hoặc dùng vượt quá số lượng, liều lượng quy định của bác sĩ.

4. Xoa lên da của trẻ

  • Sau khi tiêm, bạn có thể xoa nhẹ vùng da xung quanh chỗ tiêm nhưng lưu ý không được xoa trực tiếp bên trên vết tiêm. Việc mát xa nhẹ nhàng có thể giúp trẻ thư giãn và giảm cảm giác đau do việc tiêm chủng gây ra.
  • Một nghiên cứu trên người trưởng thành chỉ ra rằng, những người được xoa nhẹ nhàng lên da sau khi tiêm khoảng 10 giây sẽ ít bị đau hơn. Một nghiên cứu khác lại cho thấy, ấn mạnh lên da trước khi tiêm cũng có tác dụng giảm đau.

5. Bú sữa mẹ thường xuyên hơn

  • Bé có thể thèm ăn sau khi tiêm. Việc mất nước cùng với sốt nhẹ sau khi tiêm sẽ không tốt cho bé.
  • Do đó hãy cho bé bú sữa nhiều hơn. Nếu bé đã cai sữa, bạn có thể bổ sung chất lỏng cùng với một số các bữa ăn nhẹ cho bé.

6. Đánh lạc hướng của trẻ

  • Đánh lạc hướng của trẻ là một trong những cách rất hữu hiệu để làm giảm đau trong khi tiêm vaccine.
  • Khi đưa trẻ đi tiêm, hãy mang theo một đồ vật mà bạn biết chắc chắn rằng sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, ví dụ như một trái bóng, thứ đồ chơi yêu thích của trẻ, hoặc một loại đồ chơi có thể tạo ra âm thanh.
  • Với trẻ lớn hơn một chút, hãy nói chuyện với bé, chỉ cho bé thấy một vài chi tiết lý thú xung quanh, kể cho bé nghe một vài chuyện đùa… để trẻ ít chú ý hơn vào mũi tiêm.

7. Tiêm các mũi tiêm phối hợp

  • Vaccine phòng nhiều bệnh khác nhau có thể được phối hợp trong cùng 1 mũi tiêm để giảm số lần tiêm cho trẻ, và do đó, có thể giảm bớt đau khi tiêm chủng. Nếu được, bạn nên tiêm các loại vaccine phối hợp này cho trẻ, thay vì tiêm các mũi đơn. Con bạn sẽ ít phải đi tiêm hơn và rõ ràng sẽ bớt đau hơn cũng như ít lần có phản ứng sau tiêm hơn.
  • Ở Việt Nam hiện nay các loại vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 như Quinvaxem, Pentaxim, Infanrix hexa đang được sử dụng để phòng các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan b, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib, bại liệt,… tùy theo từng loại vắc xin cụ thể.
  • Với liều 3 mũi tiêm được khuyến cáo cho trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi, việc kết hợp các loại vắc xin này trong 1 mũi tiêm đã giảm đáng kể số lần trẻ phải nhận các mũi tiêm.

Cho trẻ ăn gì tốt khi bị sốt?

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu với trẻ dưới 1 tuổi. Bên cạnh đó mẹ cũng cần ăn uống nghỉ ngơi điều độ, đầy đủ để cung cấp đủ lượng sữa cần thiết cho con.
  • Đối với trẻ ăn dặm, cho trẻ ăn ít, nhiều bữa, thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, ngũ cốc, sữa,…. Cho trẻ ăn quả chín, rau xanh sẫm để tăng sức đề kháng như: chuối, đu đủ, cam,.
  • Khi bé bị sốt, bố mẹ nên bổ sung các thức ăn có hàm lương calo, protein cao, ít chất béo và một chế độ cung cấp nước hợp lý.
  • Hai hoặc ba ngày đầu tiên có thể cho bé ăn uống nhiều chất lỏng như súp, nước trái cây hoặc sữa (nếu không có tiêu chảy). Chia nhỏ các bữa ăn khoảng 2h/ bữa sau đó có thể dần dần tăng lên 4h/bữa.

Những dấu hiệu nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

  • Những cách hạ sốt nhanh tại nhà chỉ nên sử dụng khi bé sốt dưới 3 ngày.
  • Trên 3 ngày, nếu bé không hạ sốt về đêm, sốt trên 38 – 39 độ, ngủ lơ mơ, dùng thuốc hạ sốt không hạ, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức vì có thể con đã sốt siêu vi, tay chân miệng, sốt xuất huyết, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm phế quản….
  • Theo đó, khi cho trẻ đi khám bác sĩ, mẹ cần cung cấp các thông tin quan trọng cho bác sĩ như:
    • Bé sốt nhiều về chiều và tối từ khi nào?
    • Bé có dấu hiệu ho, khó thở, chảy nước mũi, mất ngủ hay đau ở đâu không?
    • Các loại thuốc bạn đã cho bé uống trước đó.
    • Xung quanh nơi bé ở có dịch sốt nào không?
2Bacsi tổng hợp - cách hạ sốt cho trẻ tại nhà hiệu quả bằng phương pháp dân gian.

Tài liệu tham khảo

Theo 2bacsi.postach.io