Bệnh viện bạch mai: Địa chỉ, Lịch làm việc và Bảng giá | 2BacSi

Địa chỉ, Lịch làm việc, Bảng giá khám bệnh tại bệnh viện Bạch Mai. Ngoài ra 2BacSi chia sẻ một vài lưu khi khi tới bệnh viện Bạch Mai khám hữu ích cho bệnh nhân ngoại tỉnh.

Bệnh viện Bạch Mai làm việc từ 6h30 – 18h, từ thứ 2 – thứ 6 có khu khám thường và khám dịch vụ. Bệnh viện chuyên: tim mạch, thần kinh, hóa sinh, khám tổng quát, ung bứu và các chuyên khoa khác bên dưới.

Bệnh viện Bạch Mai làm việc từ 6h30 đến 18h, thứ 2 đến thứ 6 có khu khám thường, khám dịch vụ chuyên: tim mạch, thần kinh, hóa sinh, khám tổng quát, ung bứu và các chuyên khoa khác bên dưới.

Bệnh Viện Bạch Mai Hà Nội

  • Địa chỉ: Toà nhà A1 và A3 Bệnh viện Bạch Mai 78 Đường Giải phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Tel: (04) 38689711
  • Fax: (04) 38691607
  • Website: http://bachmai.gov.vn/
  • E-mail: bachmaiclinic@gmail.com
  • Tư vấn khám chữa bệnh: 1900 57 57 58
  • Đường dây nóng: 0969 851 616

Bệnh viện Bạch Mai chuyên khoa gì?

Từ khi mới thành lập, bệnh viện Bạch Mai đã chủ trương hoạt động theo phương hướng phát triển chuyên sâu tất cả các chuyên ngành về nội khoa. Trong đó, bệnh viện sẽ tập trung đẩy mạnh 7 lĩnh vực chính bao gồm:

  • Tim mạch
  • Hồi sức – cấp cứu – chống độc
  • Thần kinh
  • Y học hạt nhân và ung bướu
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Hoá sinh
  • Vi sinh

Tất cả các lĩnh vực đều hướng tới trang bị đầy đủ trang thiết bị, máy móc hiện đại và đội ngũ giáo sư, bác sĩ có trình độ khoa học – kĩ thuật sánh ngang với các nước trong khu vực và quốc tế.

Xem thêm:

Lịch làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là tuyến cuối của Miền Bắc, chuyên trách những ca bệnh khó và phức tạp với đội ngũ bác sĩ giỏi, tay nghề cao nên thời gian làm việc của bệnh viện được khá nhiều bạn đọc quan tâm trong thời gian qua.

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần, trừ chủ nhật

  • Sáng: 6h30 – 12h00
  • Chiều: 13h30 – 18h00

Kinh nghiệm khám bệnh ở Bạch Mai cho người mới đi khám lần đầu

Do số lượng bệnh nhân đến khám rất đông mỗi ngày nên Bệnh viện lưu ý một số điều dưới đây:

  • Nên đến sớm trước giớ làm việc để xếp hàng và lấy số thứ tự khám bệnh
  • Trước khi tiến hành thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu nên nhịn ăn sáng
  • Đề phòng mất cắp trong thời gian xếp hàng đợi khám
  • Trong trường hợp có người nhà đi cùng, bệnh nhân nên đọc kỹ chỉ định khám và phân theo 2 hướng xếp hàng trước khi lấy số thứ tự khám
  • Nếu mắc bệnh truyền nhiễm nên mang khẩu trang khi đến khám nhằm tránh lây lan cho người khác
  • Không nên mang theo trẻ nhỏ nếu không khám bệnh cho các cháu
  • Từ phía cổng đường Giải Phóng, ô tô rẽ trái, xe máy rẽ phải để đến bãi gửi xe. Ngoài ra, nên bảo vệ tài sản cá nhân trên xe để phòng tránh mất cắp.

Quy trình& thủ túc khám BHYT tại BV Bạch Mai gồm cách bước sau

1. Người tham gia BHYT khi đến KCB phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh; trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình thêm một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.

2. Trẻ em dưới 6 tuổi đến KCB chỉ phải xuất trình thẻ BHYT. Trường hợp không có thẻ BHYT phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh; nếu phải điều trị ngay sau khi sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán.

3. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT khi đến KCB phải xuất trình giấy hẹn của tổ chức Bảo hiểm xã hội và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.

4. Một số trường hợp cần lưu ý:

– Trường hợp cấp cứu được KCB tại bất kỳ cơ sở y tế nào và phải xuất trình các giấy tờ trên trước khi ra viện.

– Trường hợp chuyển tuyến KCB phải xuất trình các giấy tờ trên và giấy chuyển tuyến theo quy định của Bộ Y tế.

– Trường hợp khám lại theo giấy hẹn phải xuất trình các giấy tờ trên và giấy hẹn khám lại.

– Trường hợp đi công tác, làm việc lưu động, đi học tập trung, tạm trú thì được KCB tại cơ sở y tế cùng tuyến chuyên môn kỹ thuật ghi trên thẻ BHYT, phải xuất trình các giấy tờ trên và một trong các giấy tờ: Giấy công tác, quyết định cử đi học, giấy tạm trú.

– Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể đến KCB phải xuất trình các giấy tờ trên. Nếu chưa có thẻ BHYT vẫn được hưởng quyền lợi nhưng thủ trưởng cơ sở y tế nơi lấy bộ phận cơ thể và người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định.

– Trường hợp KCB tại cơ sở y tế không có hợp đồng KCB BHYT, cơ sở y tế có trách nhiệm cung cấp cho người bệnh các chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí KCB để người bệnh thanh toán với tổ chức Bảo hiểm xã hội.

Bệnh viện Bạch Mai chuyên khám tổng quát, xét nghiệm máu, nước tiểu, x quang, nội soi và các xét nghiệm lâm sàn khác theo yêu cầu của bác sĩ với chi tiết bảng giá, lịch làm việc bên dưới.

Giá khám bệnh bệnh viện Bạch Mai

Giá khám chữa bệnh tại Bệnh viện được niêm yết công khai theo đúng quy định của nhà nước. Theo đó:

  • Khám bệnh với bác sỹ: 50.000 đồng/lần
  • Khám bệnh với Giáo sư: 100.000 đồng/lần.

Danh sách các bác sĩ giỏi bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở y tế tập trung nhiều chuyên gia đầu ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên cả nước trực tiếp tham gia khám chữa bệnh cho người dân. Điển hình như:

  • Giáo sư, tiến sĩ Lê Đức Hinh
  • Giáo sư, tiến sĩ Phạm Gia Khải
  • Giáo sư, tiến sĩ Trần Đỗ Trinh
  • Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Năng An
  • Giáo sư, tiến sĩ Trần Ngọc Ân
  • Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Khánh Trạch
  • Giáo sư, tiến sĩ Phạm Thị Thu Hồ
  • Giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Chất
  • Giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Thọ

Giờ khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai

  • Khoa Khám bệnh theo yêu cầu:
  • Giờ làm việc sáng : 6h30-12h00; Giờ làm việc chiều : 13h30-18h00
  • Khoa khám bệnh: Gọi theo đường dây nóng 0165 478 4257 để biết giờ khám bệnh.
  • Khoa Nhi: Sau 17h00 và trước 7 giờ sáng.

Lưu ý khi đi khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai

  • Do lượng bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai đông nên người bệnh thường phải đến sớm hơn trước giờ làm việc để xếp hàng lấy số thứ tự.
  • Trước khi đi khám nên nhịn ăn sáng để làm các thủ tục xét nghiệm máu, nước tiểu.
  • Chú ý đề phòng mất cắp tiền, điện thoại khi xếp hàng khám tại Bệnh viện Bạch Mai.
  • Nếu có người nhà đi cùng, nên xem kỹ phiếu chỉ định khám và phân 2 hướng xếp hàng trước số phòng khám để lấy số thứ tự khám.
  • Mang theo khẩu tranh khi đến khám bệnh phòng lây nhiễm chéo từ người bệnh khác.
  • Không mang theo trẻ nhỏ nếu không khám cho các cháu.
  • Từ cổng trên đường Giải Phóng, nếu đi ô tô thì rẽ trái qua barie và gửi xe, còn đi xe máy thì rẽ phải vào bãi xe để gửi xe. Nên móc mũ bảo hiểm vào yên xe để phòng mất cắp.
Thông tin về bệnh viện Bạch Mai do 2BacSi tổng hợp. Cảm ơn các bạn đã theo dõi !

Tham khảo:
  • Website chính thức Bệnh viện Bạch Mai: http://bachmai.gov.vn/ Truy cập lần cuối ngày 12/10/2019
Theo https://2bacsi.postach.io/