Độ dày niêm mạc tử cung khi mang thai là bao nhiêu?

Độ dày niêm mạc tử cung có thể dự đoán được bạn có mang thai hay không? Cùng 2Bacsi tìm hiểu độ dày niêm mạc tử cung là bao nhiêu thì có thai trong bài viết dưới đây.

Vai trò niêm mạc tử cung trong việc thụ thai

Niêm mạc tử cung hay cong gọi là nội mạc tử cung, là một lớp bao phủ bên trong toàn bộ bề mặt của tử cung. Lớp niêm mạc này có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thụ thai và bảo vệ thai nhi trong suốt thai kỳ. Độ dày lý tưởng nhất của niêm mạc tạo điều kiện cho trứng làm tổ là từ 8 đến 13mm.

Độ dày của niêm mạc sẽ được tính theo chu kỳ bình thường: Vào giai đoạn đầu được tính thời kỳ sạch kinh là 3 đến 4 mm, giai đoạn cách ngày kinh khoảng 14 thì niêm mạc từ 8 đến 12mm và giai đoạn gần ngày kinh từ 12 đến 16mm. Nếu bạn muốn thụ thai hiệu quả thì nên quan hệ vào ngày 14 tức niêm mạc dày từ 8 đến 12mm là thành công nhất.

Đối với niêm mạc thì hằng tháng nó sẽ dày lên và sẵn sàng làm tổ cho trứng đã thụ tinh trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Nếu trứng được thụ tinh thì lớp niêm mạc này càng dày lên để chuẩn bị làm tổ cho thai nhi. Nhưng khi không diễn ra quá trình thụ tinh thì lớp niêm mạc này sẽ bong tróc và rồi được đẩy ra ngoài cơ thể nên xuất hiện hiện tượng hành kinh.

Đối với phụ nữ có lớp niêm mạc mỏng hoặc dày sẽ rất khó có thai. Lớp niêm mạc dày trên 13 mm dẫn đến hiện tượng rong kinh hoặc vô kinh, từ đó dẫn đến đa nang buồng trứng hoặc bị rối loạn phóng noãn. Lớp niêm mạc mỏng thì phôi thai khó bám vào lòng tử cung nên thường bị lưu thai…

Điều trị niêm mạc tử cung bất thường

1.Trường hợp niêm mạc tử cung dày

Những người có niêm mạc tử cung dày do mác bệnh đa nang buồng trứng hoặc sử dụng các loại thuốc có thành phần estrogen mà không đi kèm với progesterone thường sẽ làm tăng lớp niêm mạc. Bạn cần điều trị lại hormone để tái thiết lập lại estrogen và progesterone trong cơ thể.

2.Trường hợp niêm mạc tử cung mỏng

Lý do niêm mạc mỏng là thiếu estrogen, có thể niêm mạc của bạn bị tổn thương của nạo phá thai, mô tuyến nội mạc tử cung phát triển hoặc thiếu máu. Niêm mạc tử cung mỏng dưới 8mm thì cách điều trị tốt nhất là gặp bác sĩ, vì chỉ có những phương pháp điều trị khoa học mới giúp niêm mạc tử cung trở lại mức bình thường.

Cải thiện chất lượng niêm mạc tử cung

Đậu nành: Trong đậu nành có chất phytoestrogen phong phú, loại chất này có khả năng làm dày niêm mạc tử cung và giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Nếu bạn có niêm mạc mỏng thì cần bổ sung đậu nành vào bữa ăn thường xuyên nhé.

Ngải cứu: Nếu chị em có niêm mạc mỏng nên ăn nhiều ngải cứu trong các bữa ăn hằng ngày. Vì ngải cứu sẽ làm niêm mạc dày lên cho cả tử cung và phôi của thai nhi. Từ đó thai nhi sẽ dễ dàng bám chắc vào tử cung hơn sau khi mang thai.

Lá mâm xôi: Đây là loại lá giàu chất carotenoid và cả hợp chất chống oxy hóa để bảo vệ các tế bào có thể chống lại các gốc tự do. Đây là loại thực phẩm tốt cho những người có niêm mạc tử cung bất thường.

Lá tầm ma: Đây là loại thực phẩm giàu cả sắt và vitamin C sẽ giúp nuôi dưỡng cung như làm tăng hàm lượng máu để tạo cho niêm mạc trở thành những mảnh đất màu mỡ nhất cho sự hình thành và phát triển phôi thai. Mỗi người phụ nên bổ dung loại thực phẩm này mỗi ngày để tăng khả năng thụ thai nhanh nhất.

Để thụ thai không phải chuyện dễ dàng, vì vậy những chị em có dự tính mang thai nên thăm khám bác sĩ trước để có những lời khuyên tốt nhất. Chúc bạn sớm nhận được tin vui!

Chia sẻ thông tin Độ dày niêm mạc tử cung khi mang thai là bao nhiêu do 2bacsi tổng hợp và chia sẻ.

Tham khảo từ nhiều nguồn !

Theo 2Bacsi.postach.io