4 Bệnh về xương khớp thường gặp ở mọi lứa tuổi | 2BacSi

Dưới đây là thông tin về 4 bệnh xương khớp thường gặp nhất ở mọi lứa tuổi. Cùng 2BacSi tìm hiểu thông tin, nguyên nhân và các điều trị các bệnh xương khớp phổ biến này trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân của bệnh xương khớp ở người cao tuổi là gì?

Bệnh xương khớp xuất hiện là do tình trạng khớp bị viêm, chấn thương nhẹ, hoặc thiếu máu nên thiếu dinh dưỡng nuôi các khớp. Bên cạnh đó, những người béo phì, thừa cân, dị tật bẩm sinh hoặc mắc các bệnh chuyển hóa, di truyền làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tới khớp xương gây ra chứng đau nhức.

Những người trẻ trong quá trình lao động bị chấn thương liên quan đến xương khớp khi đến tuổi cao cũng có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa, gây quá trình tác động đến xương khớp hoặc sụn bị hư tổn dẫn đến đau nhức khi vận động, chuyển mùa.

Ngoài ra, việc bổ sung canxi cho người già không đủ cũng là nguyên nhân khiến nhóm người cao tuổi dễ gặp phải các bệnh về xương khớp.

Có thể bạn quan tâm:

Top 4 bệnh xương khớp hay gặp ở người cao tuổi & cách phòng tránh

Các bệnh lý về khớp thường gặp ở người cao tuổi là viêm khớp, thoái hóa khớp, thấp khớp cấp… Những biểu hiện thường gặp của bệnh xương khớp là cảm giác chân, tay tê buốt, đau nhức lưng, đầu ngón các chi gây khó khăn trong sinh hoạt. Người bị bệnh xương khớp thường ngại vận động, dẫn tới các khớp tê cứng và khiến cho bệnh nặng hơn.

1/ Viêm xương khớp là bệnh phổ biến ở người già

  • Một trong những dạng thức phổ biến nhất của viêm xương khớp là thoái hóa khớp xương, xảy ra khi sụn ở khớp xương giảm theo thời gian.
  • Viêm xương khớp có thể xảy ra ở bất cứ khớp nào trong cơ thể, phổ biến nhất là ở các khớp tay, hông, đầu gối, cổ, cột sống, thắt lưng.
  • Các triệu chứng của bệnh mặc dù phát triển chậm theo thời gian, nhưng khớp mất dần khả năng di chuyển đầy đủ trong phạm vi của nó. Người bệnh đôi khi cảm thấy lạo xạo lúc vận động.
  • Thoái hóa khớp là bệnh lý viêm xương khớp hay gặp ở người cao tuổi do quá trình lão hóa sụn khớp, bị mất tính đàn hồi, mỏng dần đi làm lộ ra các xương dưới sụn, gây cảm giác đau và hạn chế vận động. Đồng thời trời lạnh làm các gân cơ co rút lại, dịch khớp đông quánh khiến khớp trở nên cứng, khó cử động. Thói quen lười vận động cũng khiến bệnh trở nên nặng hơn.

2/ Bệnh thấp khớp cấp là biến chứng của việc nhiễm liên cầu khuẩn

  • Một bệnh xương khớp các là bệnh thấp khớp cấp. Bệnh thường xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như bị viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn beta nhóm A.
  • Các biểu hiện ban đầu như viêm họng, sốt cao, sau đó vài tuần thì xuất hiện triệu chứng của bệnh khớp. Dấu hiệu có thể xuất hiện ở khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, hiếm hơn có thể gặp ở các khớp nhỏ bàn tay, bàn chân. Khi đó, khớp bị viêm sưng to, nóng, đỏ, đau, có thể có dịch nhưng ít khi hóa mủ.
  • Đây là bệnh gây ra do vi trùng, thường xuất phát từ ổ nhiễm trùng trong vùng họng, do đó, phương pháp hữu hiệu ngừa thấp khớp cấp là điều trị kịp thời ngay từ khi phát hiện viêm họng.

3/ Viêm đa khớp dạng thấp

  • Bệnh viêm đa khớp dạng thấp chủ yếu gặp ở nữ giới tuổi từ 40 đến 60.
  • Dấu hiệu của bệnh xương khớp này là những đợt sưng, nóng, đỏ, đau nhiều ở các khớp như khớp nhỏ bàn tay, khớp cổ tay, khuỷu tay, gối, cổ chân, bàn ngón chân… Nếu không điều trị, khớp sẽ bị biến dạng, dính khớp, bàn tay bị vẹo, sưng cổ tay
  • Bệnh ở giai đoạn muộn thường gặp ở các khớp như vai, háng, cột sống cổ, buổi sáng khi mới ngủ dậy, người bệnh thường bị đau, cứng với các khớp bị viêm, khó vận động thậm chí tàn phế.

4/ Bệnh Gout thường gặp ở người bệnh vận động ít và thừa đạm

  • Bệnh Gout thường gặp ở nam giới, nguyên nhân gây bệnh là do ăn quá nhiều chất đạm, bia, rượu.
  • Đây là một bệnh lý về rối loạn chuyển hóa purin làm tăng Acid uric trong máu làm ứ đọng tinh thể muối Urát tại khớp gây ra viêm khớp.
  • Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Cơn đau có thể khởi phát đột ngột vào nửa đêm với các dấu hiệu: sưng ngón chân cái, đau dữ dội, bỏng rát, đôi khi sốt cao, da ở vùng khớp bị tổn thương, bị hồng hoặc đỏ tím.

Người cao tuổi mắc bệnh xương khớp phải làm sao?

  • Khi đã mắc các bệnh xương khớp, người bệnh cần lưu ý giữ ấm trong mùa lạnh, đặc biệt giữ ấm toàn thân, bàn chân, bàn tay bằng cách đội mũ, đeo găng tay, quàng khăn ấm.
  • Ngoài ra, thói quen ngâm chân tay trong nước muối ấm hoặc chườm nóng cũng mang lại hiệu quả tích cực.
  • Do các bệnh xương khớp thường là các bệnh mạn tính, kéo dài trong thời gian lâu nên việc điều trị đôi khi cũng kéo dài hàng năm. Người bệnh không nên chủ quan, kết hợp chăm sóc giữ gìn xương khớp song song với ăn bổ sung các thực phẩm giàu canxi để tăng cường sức mạnh cho xương khớp.
  • Đặc biệt ở người cao tuổi, các bệnh xương khớp nên sớm được phòng trừ và điều trị ngay trước khi quá trễ.
  • Người cao tuổi nên tập thể dục đều đặn, vận động xoa bóp chân tay thường xuyên, uống đủ nước, và ăn thêm nhiều thức ăn bổ sung chất xơ và thực phẩm bổ sung canxi, thậm chí bổ sung thêm thực phẩm chức năng cung cấp canxi cho người già nếu cần thiết.
Thông tin về các bệnh xương khớp phổ biến do 2BacSi chia sẻ.

Tham khảo từ nhiều nguồn!

Theo 2bacsi.postach.io