Bà bầu ăn cay khi mang thai: Nên hay không nên? | 2BacSi

Có nhiều ý kiến xoay quanh việc thai phụ có hay không nên ăn cay khi mang thai. Bài viết dưới đây 2bacsi sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc bà bầu ăn cay khi mang thai có ảnh hưởng gì không dưới góc nhìn của chuyên gia, chú ý theo dõi !

Khi mẹ bầu thích ăn cay có ảnh hưởng đến thai không?

Có rất nhiều ý kiến cho rằng: Phụ nữ trong giai đoạn bầu bí mà ăn cay sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, gây nguy cơ dị tật cho thai nhỉ và chuyển dạ rất sớm.

Tuy nhiên, trên thực tế nếu mẹ bầu ăn cay cũng không làm ảnh hưởng gì tới thai nhi. Bé khi đang trong bụng mẹ cũng có thể nếm được nhiều vị khác nhau. Theo nghiên cứu cho thấy, nếu trong thai kỳ mà trẻ được nếm nhiều vị thì sau này bé có thể chấp nhận những hương vị mới và thúc đẩy quá trình ăn uống tốt hơn. Nhưng mẹ có thể được ăn những thực phẩm có vị cay ở mức độ vừa phải, không nên ăn quá cay.

  • Trong tam cá nguyệt đầu tiên: Đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm đối với mẹ và em bé, vì tỉ lệ sảy thai cao. Vì vậy, mẹ bầu nên bỏ thói quen ăn cay để cho bé luôn khỏe.
  • Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba: Mẹ bầu có thể ăn cay ở mức độ vừa phải, thời kỳ này hoàn toàn không ảnh hưởng đến bé.
Có thể bạn quan tâm: Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu

Ăn đồ cay có ảnh hưởng đến mẹ hay không?

Khi ăn nhiều đồ cay sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên, làm cho mẹ bị co dạ dày dấn đến sinh sớm hoặc sẩy thai. Nhưng chưa có những nghiên cứu khoa học nào nói về vấn đề này. Có nhiều phụ nữ Thái Lan hay Ấn Độ khi mang thai vấn không hề thay đổi chế độ ăn của mình, họ vẫn ăn cày bình thường như mọi ngày. Nhưng sẽ an toàn nếu các mẹ bầu ăn thực phẩm cay ở mức hạn chế. Bởi vì ăn cay nhiều thì cơ thể sẽ cảm thấy không thoải mái:

  • Ốm nghén nặng hơn: Triệu chứng ốm nghén hầu như mẹ bầu nào cũng gặp khi mang thai những tháng đầu, nhưng nếu có thói quen ăn cay thì trình trạng nghén sẽ nặng hơn.
  • Gặp các vấn đề về tiêu hóa: Ợ nóng là một triệu chứng quen thuộc nhất khi bạn ăn đồ cay. Trong thai kỳ, tử cung phát triển chèn lên dạ dày dẫn đến trào ngược axit acid lên thực quản và gây nên phản ứng ợ nóng, ợ chua. Dấu hiệu này sẽ làm mẹ rất khó chịu ở phần họng và ngực. Ngoài ra, các loại đồ cay nóng sẽ làm tổn thương dạ dày, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Một số gia vị cay cho bà bầu

  • Sốt cà ri: Đây là một dạng hỗn hợp được nấu từ tỏi, hành tây, ớt và các loại gia vị khác để tạo nên một hương vị đậm đà. Loại sốt cà ri này được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Ấn Độ, các mẹ bầu Ấn Độ cũng hay sử dụng làm gia vị cho món ăn mỗi ngày và đây là thực phẩm rất an toàn mà bà bầu có thể sử dụng.
  • Kim chi: Món ăn kim chi là món ăn truyền thống của người Hàn Quốc, phụ nữ Hàn Quốc khi mang bầu vẫn được ăn kim chi mỗi ngày. Nếu bạn là người thích ăn cay thì có thể thưởng thức món kim chi khi mang bầu nhé.
  • Hạt tiêu: Hương vị cay nồng của hạt tiêu trong các món súp, cháo có thể giúp bà bầu giải cảm tốt. Với đặc tính chống khuẩn sẽ giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch cao trong suốt thai kỳ.
  • Ớt cay: Đây cũng thuộc típ hương vị cay nồng nên mẹ không được ăn trực tiếp, có thể sử dụng ớt làm gia vị nước chấm hoặc thêm vào các món ăn để tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn. Mẹ không nên sử dụng nhiều ớt cho những bữa ăn.

Bà bầu ăn cay khi mang thai tuy không ảnh hưởng gì tuy nhiên, để đảm bảo an toàn chị em nên sử dụng những loại thực phẩm có vị cay với xuất xứ rõ ràng. Tránh những thực phẩm, gia vị cay không có xuất xứ rõ ràng để bảo vệ sức khỏe của chính mình và thai nhi trong bụng một cách tốt nhất.

Hi vọng với bài viết trên đây mà 2Bacsi chia sẻ cung cấp đủ nhu cầu tra cứu thông tin của các bạn. Cảm ơn đã theo dõi !

Nguồn tham khảo

Mẹ bầu nghén đồ cay, lợi hay hại? Xuất bản Ngày 15/02/2018 19:01 PM; https://eva.vn/ba-bau/me-bau-nghen-do-cay-loi-hay-hai-c85a342057.html Truy cập lần cuối ngày 08/10/2019.

Bà bầu ăn cay được không? Xuất bản ngày 19/02/2019: https://tuoitre.vn/ba-bau-an-cay-duoc-khong-20190215142442204.htm Truy cập lần cuối ngày 08/10/2019.


Theo: 2bacsi.postach.io